Sơn mài hiện đại Việt Nam – một chặng đường nhìn lại

Sơn mài hiện đại Việt Nam_ một chặng đường nhìn lại
– Họa sĩ Hoàng Đình Tài –
I. Một ít tiểu sử
Cầm bút vẽ sơn mài nhiều năm tôi thấy cơ bản mình dùng những vật liệu nội địa để làm nghệ thuật: Sơn Phú Thọ, vàng bạc dát ở làng điêu kỵ (bên kia sông Hồng). Sơn là đá núi lấy từ thiên nhiên, chế biến thô sơ. Sơn mài đặc sắc dân tộc trong thúng nước là nhựa cây đất đá kim loại như từ rất xưa cha ông mình từng làm.


Theo tài liệu của Bezacier nhân viên trường viễn Đông bác cổ ghi chép khi khai quật vùng chùa Phật tích 1943 người ta tìm thấy ngoài tháp bằng đá của Cao Biền khoảng 866 đến 870 có mảnh trùm hũ loại da Luffy trang trí bằng sơn đen đỏ. Sơn mài có từ nhiều thế kỷ trước. Giả thuyết rằng sơn mài ta học ở người tàu thuyết khác bảo do người Nhật truyền sang, nhưng đến nay chưa tài liệu chính xác nào chứng minh thuyết trên là đúng cả. Thử liệu cho biết đời Lê Nhân tông 1443 ông Trần Thượng Cam tổ nghề sơn mười Hà Đông đã nghiên cứu kỹ thuật mới của người Tàu (nhóm thợ gốm và sơn cuốn) triều Tống trốn giặc Nguyên sống lưu vong tại Bắc Việt Nam. Ông hành nghề sớm, đào tạo nhiều thợ giỏi tu bổ cung điện lăng miếu, ông được vua ban thưởng tới phẩm hàng tước Quận công. Khi mất, dân làng tôn ông là vị thần thờ tại làng Bình, Vọng Phú, Thường Tín, tỉnh Hà Đông bây giờ. Hàng năm thợ sơn mài lấy ngày 13 tháng 6 âm lịch làm ngày giỗ tổ. Sơn mài phát triển mạnh qua các triều đại từ Lê đến Nguyễn Thế kỷ thứ XV đến thế kỷ thứ XIX.
Năm 1925 trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ra đời tại Hà Nội. Sơn mài Việt Nam thực sự trưởng thành mở một kỷ nguyên mới cho mỹ thuật nước nhà. Một kỹ nghệ độc đáo, mới mẻ ra đời. Thật sự công bằng khi ta phải ghi công cố họa sĩ Victor Tardien (người Pháp) tha thiết với nền văn hóa Việt Nam, ông J.Ingumbertg một giáo sư đã khuyến khích sinh viên nghiên cứu sơn mài, cùng các môn đệ như Nguyễn Gia Trí, Phạm Hầu, Trần Văn Cẩn, Tô Ngọc Vân … thành công trong việc đưa chất liệu này vào tranh sơn mài. Trường đào tạo nhiều họa sĩ có tài, mở nhiều triển lãm tại nước nhà và ngoại quốc: năm 1931 tại Vincennes Paris, tại La Mã 1932, tại Milan và Napler 1934, tại Bruxelles 1935, tại San Pancisco năm 1937.
Năm 1942 lần đầu tiên phòng tranh toàn sơn mài của họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ bày tại Hội Khai Trí Tiến Đức Hà Nội ở miền Nam. Trường Sơn mài lập ở thủ dầu một Bình Dương đều do các họa sĩ xuất thân từ Hà Nội hướng dẫn. Từ đó sơn mài phát triển mạnh trong cả 3 miền, song hành với các đồ mỹ nghệ, tác phẩm sơn mài Việt Nam là niềm kiêu hãnh, sự ngạc nhiên tán thưởng ở nhiều quốc gia. Triển lãm sơn mài Việt Nam năm 1958 ở 12 nước châu Âu là một minh chứng.

II. Từ Nguyễn Gia Trí đến Nguyễn Sáng
Lịch sử mỹ thuật một quốc gia là lịch sử những tác phẩm, tác giả. Số đông chẳng nói lên điều gì! Những thiên tài với riêng họ đã là tất cả, làm nên tất cả. Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều: “Có Anh chúng tôi có quá khứ”. Ta có thể nói vậy về Nguyễn Gia Trí với hội họa sơn mài Việt Nam.


Vinh dự thay, bằng những kiệt phẩm của mình từ những năm 1937 mỹ thuật Việt Nam đã có thành tựu, một dấu ấn sơn mài mang danh Nguyễn Gia Trí, bình đẳng được với bất kỳ họa sĩ nào từng có mặt trên trái đất này.
Những bức vẽ nói về những thiếu nữ ngày xưa đoan trang e lệ, người đàn bà gồng gánh bước ra trong chuyện cổ tích, không khí liêu trai đêm vắng ven hồ, trên đầm sen trong mát, giàn hoa phù dung rực rỡ chảy xuôi bên vai những thiếu phụ. Một thế giới nhân văn và thánh thiện trên những khuôn mặt người nữ trong sáng, đượm buồn…
Nguyễn Gia Trí nhiều lần làm ta xao xuyến ở bảng màu vàng son chói lọi niềm vui, nỗi u sầu, trầm mặc ở sơn then, cánh dán. Từ trong tổ hợp màu tối le lói vàng, đen “ma quỷ” hiện ra rờn rợn liêu trai. Tới được những mênh mông ảo giác này không thể gọi gì khác ngoài cái tên: Kiệt phẩm. Nhưng kiệt phẩm dưới bàn tay phù thủy sơn mài Nguyễn Gia Trí – Vinh quang này của sơn mài Việt Nam.
Nguyễn Gia Trí thành đạt khởi đầu ở Bắc Kỳ – những tác phẩm trước 1954, sau này cùng với bước chân tha hương, nghệ thuật của ông tha thiết nỗi nhớ quê, những thiếu nữ trong vườn vẽ trên đất Nam Bộ bề thế và phóng khoáng.
Nguyễn Sáng là họa sĩ người Nam sống trên đất Bắc – ông từng nói “Không có Hà Nội, không có Nguyễn Sáng”. Người họa sĩ của cách mạng và kháng chiến. Bức sơn mài “Nghỉ trưa” 1959 hòa sắc xanh lam long lanh như ngọc. Bảng màu xanh lục cách tân lạ lùng “Trú mưa” 1960 là của một tài năng lớn. Những kiệt phẩm của Nguyễn Sáng mở ra khả năng tưởng không thể của nghệ thuật sơn mài Việt Nam vẽ theo truyền thống (chật chội trong những bảng màu bó buộc). Hai tác phẩm vẽ 1960 “Giờ học tập” và “Kết nạp Đảng” 1963 là những tuyệt tác.


Lần đầu tiên trong sơn mài Nguyễn Sáng, để không bao giờ lặp lại là bức “Giờ học tập” vẽ theo lối hàn lâm cổ điển châu Âu, lối tả bóng, vờn khối duy lý chặt chẽ. Sơn mài tả được từ cái gò má tới cả mạch máu nổi trên bàn tay lực lưỡng của người lao động, để chứng minh rằng, về kỹ thuật, sơn mài diễn tả bất chấp mọi phương pháp còn về tình cảm lại là chuyện khác. Cũng theo lời Nguyễn Sáng, lúc ông đang vẽ, một vài họa sĩ Nga giảng dạy ở Trường Mỹ thuật Việt Nam (1960) đến thăm đã vô cùng kinh ngạc.
Những bức sơn mài khổ lớn tiếp theo như “Chùa Phổ Minh” (1966), “Vườn chuối” (1981), “Trong vườn” (1983), những bức “Vật”, “Thiếu nữ”, nét sơn của ông cứ bay múa tự do như đao kiếm trong tay một pháp sư điêu luyện. Bức sơn mài cuối cùng (1985) “Vũ trụ” để chia tay với cuộc đời vất vả, đam mê, Nguyễn Sáng vẫn dùng sơn mài để nhắn gọi về tình yêu, nỗi khát khao khôn cùng với cái đẹp có thật trong vũ trụ bao la và kiếp người hữu hạn.
Thật thiếu sót, khổng kể tới Nguyễn Tư Nghiêm chỉ vội vàng dẫn ra tác phẩm “Đêm giao thừa” (1959), đủ làm rạng rỡ cho hội họa Việt Nam. Kẻ sành điệu bảo rằng mỗi vòm lá của ông có một con “ma”. Sơn, nâu trong “Múa cổ”, trong “Thánh Gióng” hiện về từ nghìn năm cũ. Nét, sơn then bay múa “nó” “thần sầu, quỷ khóc” một cách khó tả, nó hồn hậu một cách dân tộc, lại kiêu sa, bất chấp như một cường quốc.
Nguyễn Gia Trí rồi Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, mỗi người lấp lánh một vòm trời, dùng tài năng hội họa của mình, khai mở dắt dẫn sơn mài từ mỹ nghệ đến tâm hồn thật là kỳ diệu vậy. Với tài năng, trí tuệ, tư tưởng của mình, các ông còn đưa được cõi tâm linh bí ẩn phương Đông vào tác phẩm, chính thế nó bí hiểm như những kiệt tác. Điều bí hiểm này có ở sơn mài mà chất liệu khác chỉ có thể nhìn lên. Những kiệt phẩm của ông ngoài phần “dương” diễn tả còn có phần “âm” chập chờn, hư ảo cháy âm ỉ trong lòng tranh, mang theo nỗi ám ảnh day dứt không buông song hành cùng với thời gian.


Nhiều họa sĩ tài năng tâm huyết với sơn mài Việt Nam, điển hình là Tô Ngọc Vân ở Việt Bắc 1944 đã từng viết “Màu của sơn mài đằm thắm, sắc nhị âm vang sâu rộng rung tận đáy lòng. Không một màu đỏ sơn dầu đứng cạnh màu son mà không bị tái nhợt – chưa một màu đen của sơn dầu cạnh màu đen sơn mài mà không bị bợt và trơ” và ông kêu gọi hội họa thế giới “sẽ thấy lối cải sinh cho mình trong sơn mài”. Ông có tác phẩm “Chạy giặc trong rừng” 1948 rất đẹp. Sau này Trần Văn Cẩn với “Mùa thu đan áo” lộng lẫy, rồi Nguyễn Tiến Chung, Huỳnh Văn Gấm, Dương Bích Liên… có rất nhiều tác phẩm thành công.
Từ Nguyễn Gia Trí đến Nguyễn Sáng, sơn mài Việt Nam đã được hoàn thiện. Tình yêu chất liệu dân tộc, trí thông minh, sự dấn thân mãnh liệt, tận cùng, những tác phẩm của họ đã diễn tả được mọi cung bậc tình cảm vui buồn của người họa sĩ, gần gũi với cuộc sống đời thường. Nguyễn Gia Trí lỗng lẫy vàng son cung đình, đài các thì Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm lực lưỡng, hiện đại, bi hùng và gợi cảm.
Thời Nguyễn Gia Trí vẽ một nét sơ bút rất khó khăn, ông phải dùng dao cạo khía theo nét vẽ, Nguyễn Sáng tìm ra cách vẽ sơn sơ sước nhẹ nhõm như hơi thở. Sơn cánh gián vốn nhòe, chảy bỗng dựng đứng lên, tự nhiên như nét bút sơ trên nền giấy. Nguyễn Sáng không công nhận sơn khắc là hội họa, ông và Nguyễn Tư Nghiêm là hai họa sĩ ít ỏi không vướng vào mỹ nghệ. Hội họa nhất trong số họa sĩ dùng sơn mài từ trước đến giờ. Chất dân gian, đình chùa Bắc Bộ phảng phất trong nhiều tác phẩm.

III. Khó khăn và thuận lợi của sơn mài hiện nay
Sơn mài là của châu Á, của Việt Nam. Những tác phẩm thành công của bậc thầy kể trên ngoài tâm huyết, tài năng, về phương pháp các ông rất quan tâm tới tính Á đông trong nghệ thuật, trong cách nhìn, cách nghĩ dân tộc, tới bút pháp, chất liệu để thách đố cùng với thời gian.
Một họa sĩ trẻ Việt Nam lưu vong ở châu Âu, trong lá thư gửi về nước gần đây có viết: “Nghệ thuật Á Châu trở nên ưu thế từ thế kỉ 14 trở lại đây. Người Âu nhờ sự phát triển đã nhanh chóng thu lấy những tinh hoa Á, Phi, Mỹ làm của mình. Ở đây họ đóng vai trò phát hiện và chúng ta là những người bị phát hiện. Sau đó gây ảnh hưởng trở lại. Bởi vậy (nói riêng trong hội họa) ở châu Á: Việt Nam, Trung Hoa, Nhật hay Ấn Độ … nền nghệ thuật tạo hình không có gì mới, tất cả đã nhại lại nghệ thuật châu Âu một cách muộn mằn và đôi lúc vụng về. Chúng ta đã không đồng tiến và lai căng, không kế tục họ mà đã luôn đi theo và nhại lại, dùng lại quan niệm của họ để biểu đạt một tình cảm Á Đông – Vậy thôi, chúng ta chỉ luôn hành động để thỏa mãn nhu cầu của con mắt, sau đó là tinh thần. Nhưng nghệ thuật hiện đại thì khác, trước hết họ nghĩ cách thỏa mãn nhu cầu của tinh thần sau mới đến nhu cầu của con mắt”.
Sơn mài giai đoạn gần đây thiếu những tác giả và tác phẩm tài năng – đó là sự thật đắng cay của lịch sử. Có người nói đó là thời kỳ “hết mơ rồi”.


Tất cả những kỳ công phấn đấu của các bậc thầy trong việc đưa sơn mài thoát khỏi mỹ nghệ không còn giá trị gì! Chất mỹ nghệ, trang trí đang tràn ngập với sự góp sức của sơn công nghiệp nhập ngoại. Những vật liệu rẻ tiền không chịu được sự thử thách của mắt nhìn và thời gian. Những sự thẩm định sai lệch của những người có trách nhiệm công với bao lời tán tỉnh của những kẻ thiếu hiểu biết tạo thành một thị trường tranh rẻ tiền và đáng thất vọng.
Nhưng thế nào mặc lòng, sơn mài Việt Nam thể kỷ 21 sẽ vượt qua được những khó khăn trước mắt. Chúng ta có quá khứ rực rỡ, có lớp họa sĩ trẻ quyết tâm. Tương lai có thể sẽ sáng sủa hơn với những chất liệu và tâm huyết để làm nên những tác phẩm sơn mài cao cấp

Hà Nội ngày mùng 10-3/3/2002
Hoàng Đình Tài

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter