“Những linh hồn đói khát bỏ đi mà vẫn đói khát”
Đám đông len lỏi qua các căn phòng và phán xét “tuyệt vời”, “đẹp quá”, “xinh xắn” … Người có thể nói được điều gì đó hay lại không nói gì, người có thể nghe được thì lại chẳng nghe được gì. Cái trạng thái đó người ta gọi nó là “L’art pour l’art” – nghệ thuật vì nghệ thuật, đó là một cách mà người nghệ sĩ phát tán sức mạnh của mình vào không trung”
—— Kandinsky——-
Với một tác phẩm mà người ta chỉ tìm thấy sự sa đọa trong thăng hoa cảm xúc thì cũng sớm lụi tàn và mất đi giá trị vĩnh hằng của nó.
Nghệ thuật vốn dĩ là đứa con tính túy từ thời đại, nhưng nó lớn mạnh vượt qua thời đại, thì cha đẻ của nó phải “di truyền” cho nó cái tinh thần đó ngay từ thai sinh.
Một nền nghệ thuật không mang trong mình những tiềm năng của tương lai, không nuôi dưỡng nó trong mỗi tác phẩm tuyển tập thì sẽ mất đi khả năng sinh sản văn hóa, và sẽ mờ nhạt dần và “vô sinh” của một nền nghệ thuật.
Nhiệm vụ của người giám tuyển là tìm kiếm, phát hiện, khơi dậy, duy trì và chăm sóc cho sự thai dưỡng những “gen trội” của một nền nghệ thuật.
————Luneta Phan————-
Giá trị biểu hiện của tác phẩm nghệ thuật
“Khi Van Gogh vẽ hoa hướng dương, Ông tiết lộ, đạt được mốt quan hệ sinh động giữa bản thân ông – như một con người và Hoa hướng dương – như hoa hướng dương, tại thời điểm cóng vánh ấy. Chúng ta sẽ không bao giờ biết hoa hướng dương – bản thân nó là gì (máy ảnh còn ghi chép hoa hướng dương chính xác hơn nhiều so với Van Gogh). Cái nhìn trên khung vải là một vật thứ ba, hoàn toàn không cầm nắm được và không thể giải thích được, nó là con đẻ của chính hoa hướng dương với người nghệ sĩ Van Gogh. Nó là phát ngộ của mối quan hệ hoàn hảo cả về cảm xúc tức thời lẫn tiềm thức sâu thẳm của người nghệ sĩ với vẻ đẹp xao động của hoa hướng dương.”
(Nhà văn D.H.Laurence – Pháp)
Người nghệ sĩ chân thực vốn dĩ đối diện với nội tâm bên trong tìm cách thể hiện tác phẩm của mình, để thể hiện cái khát khao vươn đến vẻ đẹp đỉnh cao nên đôi khi họ chỉ mải đi đuổi theo cái bên trong chính mình mà tuột mất sự ngẫu nhiên bề ngoài tự nó nảy sinh. Điểm tiếp xúc nội tâm ấy với tất cả cảm xúc hồn nhiên đó, giữa một bên là tâm hồn nghệ sĩ được tinh luyện với những chế ngự mạnh mẽ của tâm thức và một bên làm cảm xúc lướt qua mượt như lụa. Người nghệ sĩ chạm được vào sự rung cảm mạnh mẽ ấy, ắt hẳn tâm hồn người nghệ sĩ đã vang lên một bản hòa âm đầy cảm xúc, chứ không bao giờ trống rỗng được. Bởi vậy, một tác phẩm đẹp chỉ thể hiện trong một khoảng thời gian mà sự rung cảm lưu giữ lại nhưng bằng tâm thức tinh luyện của người nghệ sĩ bậc thầy có thể lưu giữ, nuôi nấng và đưa vào tác phẩm của mình một cách điêu luyện nhất. Họ như một “phù thủy” – biến cảm xúc tức thời thành cảm xúc vĩnh viễn.
ảnh minh họa- Tác phẩm tình yêu của Hs.Nguyễn Huy Hoàng- sơn mài
Kích thước: 100×200(cm) (2001)
Một giám tuyển nghệ thuật bậc thầy, không chỉ ghi nhận được giá trị biểu hiện của một tác phẩm mà còn lắng nghe được sự rung động chạm đến tiềm thức của người nghệ sĩ, quan sát nó và không được bỏ qua dù chỉ là một khoảnh khắc.
Giá trị tâm thái, tâm thức của tác phẩm nghệ thuật
Tâm thức và tâm thái của ta thay đổi, một biểu hiện mãnh lực nhất là khi ta đang yêu hay khi ta khao khát sự sống, vạn vật quanh ta sẽ thay đổi.
Trong tác phẩm “Hoa hướng dương” không chỉ là điểm chạm rung động của người nghệ sĩ với vẻ đẹp xao động của hoa hướng dương, mà nó còn thể hiện sự thao thức, tâm thái của người nghệ sĩ, sự nung nấu của một tình yêu như thế với hoa hướng dương từ tiềm thức rất lâu. Và chỉ khi gặp hình ảnh đó, “điểm chạm” tâm hồn người nghệ sĩ bừng thức và tỏa sáng. Tác phẩm đó mới thật sự là đỉnh cao của nhân văn của một tác phẩm tĩnh vật – mà không hề tĩnh, đó là sự sống động của cảm xúc rất lâu bên trong người nghệ sĩ.
Và như thế, nội tại tác phẩm nghệ thuật luôn có cái “thiêng liêng” của tâm thức người nghệ sĩ, và người nghệ sĩ thành công là người tìm ra cách biểu hiện cảm xúc, tâm thức và tâm thái của mình một cách chân thực nhất, đối diện với mình một cách chân thực nhất.
“Tác phẩm của tôi chứa đựng toàn bộ linh hồn của một người đã biết mọi đáy sâu bí ẩn của cuộc đời, đã từng tím kiếm chung như một người tình, với đủ vui buồn, kính cẩn và sợ hãi”
—– Pablo Picasso—-
Không thể và không bao giờ được phép bỏ qua giá trị của tâm thái và tâm thức hàm chứa trong tác phẩm – bằng sự nhạy cảm và sự tôi rèn trong nghệ thuật, sự tinh tế trong quan sát và lắng nghe sự rung động trong không gian tác phẩm, một người giám tuyển chuyên nghiệp – không thể bỏ qua.
(Đề tài về giám tuyển nghệ thuật còn được Lunet Art nghiên cứu và học thuật trong các số tạp chí tiếp theo)