“Một tác phẩm nghệ thuật không đơn giản chỉ là bố cục hình khối,màu sắc, mà mỗi tác phẩm nghệ thuật còn đòi hỏi người thưởng lãm đủ độ tĩnh tại trong tâm hồn mới có thể cảm nhận được. Một không gian bốn chiều, không chỉ đơn giản là không gian ba chiều của hình khối, màu sắc mà nó còn chuyển động – chuyển động theo chiều thời gian.”
(*) trích tạp chí Lunet Art Số 1, Ms.Luneta Phan
——————–
Đối với các tác phẩm điêu khắc Tạ Quang Bạo
Người nghệ sĩ – đã qua gần hết cuộc đời với trải nghiệm đầy đủ sắc thái của cuộc sống, bằng tài năng của mình Ông không chỉ đóng băng hình khối, mà mỗi tác phẩm của Ông đều là sự chuyển động rất êm ái, dù tác phẩm đó có theo trường phái ấn tượng hay cổ điển hàn lâm.
Người nghệ sĩ, bằng sự tâm thức sâu sắc và cái nhìn sắc sảo, để phát hiện ra cấu trúc của hình khối một cách đặc trưng, khéo léo sắp đặt những bố cục hình khối đó chuyển động nhịp nhàng. Sự chuyển động trong tác phẩm của Ông nhuần nhuyễn, êm ái và rất dịu dàng.
Đặc biệt, sự chuyển động dịu dàng đó được thể hiện trong các tác phẩm điêu khắc hình tượng người phụ nữ Việt Nam. Qua những tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam, sự chuyển động của hình khối không chỉ toát lên vẻ đẹp quyến rũ vốn có của giới tính – hình tượng Nữ thần, mà còn toát lên vẻ đẹp khỏe mạnh của một phụ nữ Việt – một đất nước nông nghiệp – người phụ nữ “tay cày tay quốc”
Ảnh tác phẩm Sapa
Trong không gian “lập thể” – Nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo mới thật sự thể hiện hết cái “chất” tư duy trừu tượng và cái nhìn đa chiều sắc sảo về xã hội. Ông đưa thông điệp của cuộc sống bằng sự trải nghiệm của bản thân Ông là Phù thủy của biến hình cấu trúc. Sự chuyển động của các khối hình càng thể hiện rõ ràng, sự chuyển động của bố cục hình khối đó đẩy tác phẩm lên đến cao trào của cảm xúc khiến người thưởng lãm không chỉ thấy bất ngờ mà còn thú vị khi khám phá ra chiều sâu tư tưởng mà người nghệ sĩ gửi gắm trong đó.
Ảnh tác phẩm “Múa nón”
Một chiều chuyển động khác đó là chiều chuyển động của thời gian. Thời gian trong tác phẩm của NĐK Tạ Quang Bạo chuyển động nhẹ nhàng, khiến cho tác phẩm không hề đóng băng, chỉ có thể bằng tài năng và tư duy của một người nghệ sĩ điêu khắc bậc Thầy mới khiến cho người thưởng lãm dễ dàng rung động và quên đi mất mình đang đóng băng trước sự vận động của thời gian trước tác phẩm.
Ảnh tác phẩm “Suối cạn”
Ảnh tác phẩm “Nữ thần mặt trăng”