Tác phẩm nghệ thuật và người nghệ sĩ

“Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một thực thể sống độc lập, Mỗi tác phẩm nghệ thuật đích thực được sinh ra bởi người nghệ sĩ đích thực”
Luneta Phan

Với Lunet Art, Từ khi sinh ra, mỗi tác phẩm nghệ thuật – chúng đã tách ra khỏi người nghệ sĩ, sáng tạo để trở thành một thực thể độc lập, một thực thể sống – trong đời sống nghệ thuật của riêng chúng.
Nói mỗi tác phẩm nghệ thuật là một thực thể sống bởi, chúng không chỉ là thực thể thông thường vô tri vô giác mà bởi vì nó có cảm xúc, có sự “tâm giao” với người thưởng lãm và sở hữu nó, chúng có hơi thở về tinh thần.

“Nếu bạn để một mảnh gương vào gần một bức tranh thực sự, nhất định nó sẽ bị mờ đi bởi hơi thở của sự sống. Bởi vì bức tranh đó đang sống.” – Pablo Picasso

Qua nhân truyền “Báu vật tầm quý nhân”, một tác phẩm giá trị, tự khắc nó tìm đến chốn bình an bên người xứng đáng sở hữu nó. Mỗi tác phẩm, có thể lưu lạc đâu đó trong đời sống vật chất, đôi khi như một Thúy Kiều (*) để gặp được “người tâm giao” là nhờ duyên.

Sự giao hòa và kết nối của tác phẩm với người nghệ sĩ
Tác phẩm nghệ thuật không phải làm ra trong vô thức cũng không thể là một sản phẩm tiêu dùng, chúng được sáng tạo ra để phục vụ cho sự phát triển và thăng hoa cảm xúc của con người.
Các tác phẩm nghệ thuật là ngôn ngữ biểu hiện tâm thức của người nghệ sĩ, họ biểu hiện tư tưởng của mình một cách Thật nhất bằng ngôn ngữ nghệ thuật, Ngôn ngữ này có thể là trìu tượng hay mô tả hoặc là biểu trưng…, nhưng bất luận là ngôn ngữ gì nó cũng phải thể hiện tính Chân – Chân thực tư tưởng của chính người nghệ sĩ sáng tạo ra nó. Bằng sự tự do thể hiện, người nghệ sĩ sử dụng ngôn ngữ của mình để sáng tác.
Tuy nhiên, sự tự do không giới hạn phải dựa trên nền tảng của sự thiết yếu bên trong – giá trị cốt lõi mà Lunet Art chọn làm cốt lõi là tính Chân (chân thật).
Tính Chân trong tác phẩm nghệ thuật – là sự thể hiện thật nhất cái bên trong con người nghệ sĩ, sự khát khao, tư duy, sức tưởng tượng, … tâm thức nghệ thuật của người nghệ sĩ được diễn đạt cho chính mình, một cách chân thực nhất. Nói cách khác, người nghệ sĩ phải đối diện với chính mình và từ đó sáng tác lên tác phẩm của mình.
Nó không chỉ là nguyên tắc nghệ thuật mà nó còn là giá trị cốt lõi trong cuộc đời. Nguyên tắc này là con dao sắc – hai lưỡi, nếu không khéo léo nó có thể giết chết trí tưởng tượng của người nghệ sĩ nhưng cũng có thể đánh lừa cảm giác của rất nhiều người về giá trị THẬT của tác phẩm nghệ thuật và tư tưởng trong đó.
Nếu không có trời cho về bản năng nghệ thuật thì không bao giờ làm được nghệ thuật và đi đến được với nghệ thuật. Nhưng nếu không không có trả giá, lúc nào chúng ta cũng muốn hưởng thụ thì cũng không bao giờ đi đến được với nghệ thuật.
“Người nghệ sĩ không phải là đứa trẻ sinh ra trong nhung lụa cuộc đời: anh ta không có quyền sống vô trách nhiệm, anh ta có công việc nặng nhọc phải làm, và nó thường trở thành nỗi thống khổ của anh ta. Anh ta phải biết rằng mỗi hành vi, cảm xúc, suy nghĩ của anh ta sẽ tạo nên chất liệu tinh tế không thể đụng tới được, nhưng chắc chắn, từ đó hình thành nên các tác phẩm của anh ta, và rằng bởi vậy anh ta không tự do trong cuộc đời, mà chỉ tự do trong nghệ thuật” – Kandinsky.
Người nghệ sĩ, anh ta không chỉ là vua trong thế giới sáng tạo của mình, mà anh ta đồng thời còn là người anh hùng để cứu dỗi tinh thần của tác phẩm và cũng là người mẹ để thai sinh ra đứa con – “tác phẩm” của mình bước ra đời.
Có thể nói, một tác phẩm nghệ thuật luôn vươn lên đến giá trị Mỹ học, nghĩa là vươn đến cái đẹp. Cái đẹp tỷ lệ với sự khát khao bên trong tâm hồn người nghệ sĩ, đó là sự diễn tả tâm hồn, tư tưởng bên trong người nghệ sĩ.
Maeterlinhck nói rằng:
“Không gì trên trái đất này thèm muốn cái đẹp, và tự mình làm đẹp mình dễ hơn là …tâm hồn. Bởi vậy, có rất ít tâm hồn trên trái đất này có thế cưỡng chế lại bởi tâm hồn mà chính nó đã hiến dâng cho cái đẹp”
Một tác phẩm được sinh ra bởi một tâm hồn nghệ sĩ khát khao cái đẹp, không hà cớ gì nó cưỡng lại được vẻ đẹp vốn có- vẻ đẹp đó do chính tâm thức người nghệ sĩ “thai sinh và di truyền” sang nó.

“Riêng tôi đối với nghệ thuật, tôi đặt một vấn đề là, nghệ thuật phải có tư tưởng, nếu không có tư tưởng thì chỉ là nghệ thuật trang trí” – Nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo
Cho nên tôi luôn luôn trau dồi về mặt ý thức xã hội và nghệ thuật làm cho hai cái nó quện lại vào nhau hòa thành một” – Nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo


LUNET ART GALERIE
Địa chỉ: Khách sạn Pan Pacific, số 1 đường Thanh Niên, Hà Nội
Liên hệ: 0931 336 933
Email: exhibition@lunetart.vn
Website:https://lunetart.vn/

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter