Từ biểu hiện đến trừu tượng

Tranh biểu hiện trừu tượng là một thuật ngữ “trừu tượng”, và nó được cảm nhận tốt nhất bằng trực giác, tức trả lời cho câu hỏi “bức tranh này làm bạn cảm thấy thế nào?”

Theo Bách khoa Toàn thư online Britannica, Biểu hiện là một phong cách nghệ thuật, trong đó người nghệ sĩ sẽ vẽ ra cảm xúc và phản ứng chủ quan của mình đối với các sự vật, sự việc tồn tại xung quanh. Họ đạt được mục đích này nhờ bóp méo, phóng đại, đơn giản hóa và tưởng tượng, cũng như nhờ áp dụng các yếu tố hình thức sặc sỡ, choáng ngợp, mạnh bạo và sống động vào tác phẩm nghệ thuật của mình.

Một góc triển lãm Abstract Expressionist New York tháng 10 năm 2010 tại Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại New York (Ảnh: Jason Mandella)

Còn tiền đề cơ bản của trừu tượng – tình cờ thay cũng là một vấn đề quan trọng trong thẩm mỹ – là các tính chất hình thức của một bức tranh (hoặc tác phẩm điêu khắc) cũng quan trọng như tính chất đại diện của nó (nếu không muốn nói là hơn). Việc này bắt nguồn từ một tuyên bố của Plato cho rằng các hình ảnh phi tự nhiên (hình tròn, hình vuông, hình tam giác,…) sở hữu vẻ đẹp tuyệt đối và bất biến. Do đó, người ta có thể đánh giá một bức tranh chỉ qua tạo hình và màu sắc.

Từ biểu hiện thông thường, những tác phẩm trừu tượng hoàn toàn sẽ bứt phá khỏi hình họa để chỉ thể hiện ngôn ngữ của tư duy người họa sĩ.

Đến năm 1945, trung tâm của nghệ thuật đương đại đã chuyển từ Paris sang New York, nơi có đại diện tiên phong là Trường phái Biểu hiện Trừu tượng. Ra đời từ thời kỳ Đại suy thoái và Thế chiến II, phong trào này được Jackson Pollock (1912-1956), Mark Rothko (1903-1970), Willem De Kooning (1904-1997), Clyfford Still (1904-1980), Barnett Newman (1905-1970) và Adolph Gottlieb (1903-1974) dẫn dắt.

Tác phẩm “Hội đêm” của Họa sĩ Diệp Quý Hải (Ảnh: Lunet Art)

Kích thước: 100×300 (cm) (2003)

Đây là một phong trào rộng, bao gồm các phong cách khác nhau, trong đó (như đã đề cập) có các tác phẩm bán hoặc không trừu tượng, cũng như những tác phẩm đặc trưng bởi cách dùng sơn màu như tranh của Jackson Pollock, và các tác phẩm của Willem de Kooning.

Sau đó, trường phái Biểu hiện Trừu tượng đã sản sinh ra một số phong cách riêng lẻ dưới sự bảo hộ của Hậu Trừu tượng Họa pháp – một xu hướng phản cách thức. Nhưng nhìn chung, “một tác phẩm hội họa trừu tượng sẽ đạt được hai giá trị: Giá trị bên trong của tư duy người họa sĩ và giá trị khám phá tư duy của chính người thưởng lãm.”

 

Nguồn: Art Encyclopedia & Encyclopedia Britannica

Lược dịch: Mia Pham


LUNET ART GALERIE
Địa chỉ: Khách sạn Pan Pacific, số 1 đường Thanh Niên, Hà Nội
Liên hệ: 0931 336 933
Email: exhibition@lunetart.vn
Website:https://lunetart.vn/

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter